Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên độ ẩm trong không khí thường cao. Đây là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Nếu không biết cách xử lý nệm bị ẩm mốc, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp. Làm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng nệm bị ẩm mốc là bước đầu tiên để người dùng phòng ngừa và cách xử lý nệm bị mốc hiệu quả . Để vệ sinh không gian sống và mang lại giấc ngủ thoải mái cho bạn và những người thân yêu, việc phòng ngừa và loại bỏ nấm mốc trên nệm là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây ra nấm mốc ở nệm
Các vết mốc trên nệm rất khó phát hiện vì chúng chỉ là những đốm nhỏ li ti hoặc vì chúng thường bị che phủ bởi ga trải giường nên người dùng không để ý. Theo thời gian, dạng mốc này bắt đầu lan rộng và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vậy nguyên nhân nào khiến nệm bị mốc?
- Nệm không được xử lý ngay sau khi bị dính đồ uống, nước tiểu, thức ăn,… không được xử lý kịp thời khiến nước thấm sâu vào nệm và làm nệm bị mốc.
- Mồ hôi cơ thể: Mỗi ngày, thời gian trung bình cơ thể con người tiếp xúc với nệm là khoảng 8 – 10 tiếng. Đối với những người ra nhiều mồ hôi, nệm sẽ dễ bị ẩm và đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra nấm mốc.
- Nhiệt độ phòng thấp, độ ẩm cao: phòng kín, không thông gió hoặc phòng có sàn âm, không có ánh sáng mặt trời… là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
- Sử dụng nệm trong thời gian dài mà không vệ sinh thường xuyên, không sấy khô nệm thường xuyên, ít thay ga nệm…
- Hơn nữa, do khí hậu nhiệt đới ẩm, đặc biệt là vào mùa mưa, đồ dùng trong nhà thường bị ẩm ướt. Tạo điều kiện cho tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn.
Cách xử lý nệm bị mốc hiệu quả
Mốc là loại vi khuẩn khá cứng đầu và khó có thể làm sạch chỉ bằng nước thường. Chính vì vậy Vua Nệm gửi đến bạn 5 cách xử lý nệm bị mốc đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay, đó là:
Xử lý nệm bị mốc bằng chanh tươi
Đây là phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn. Đồng thời, chanh cũng là loại quả dễ tìm, giá rẻ. Trong chanh có chứa axit có tác dụng làm sạch và loại bỏ vết bẩn hiệu quả.
Cách làm: Cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước cốt. Sau đó dùng khăn mềm thấm dung dịch này và chà đều lên vùng bị mốc. Đợi đến khi vết bẩn khô hoàn toàn, dùng bàn chải chà nhẹ lên bề mặt nệm để loại bỏ hoàn toàn vết mốc.
Xử lý nệm bị mốc bằng nước và cồn
Đối với những vết bẩn cứng đầu hơn, hãy xịt nước vào vùng bị mốc để xử lý nệm bị mốc, dùng khăn khô ấn chặt và thấm vết bẩn. Sau đó dùng bàn chải thấm cồn chà mạnh vùng bị mốc cho đến khi sạch hoàn toàn.
Xử lý nệm bị mốc bằng baking soda
Baking soda là chất tẩy trắng, khử mùi và diệt khuẩn hiệu quả. Đây cũng là phương pháp xử lý nhanh chóng và đơn giản.
Cách thực hiện: Dùng nước ấm làm ẩm bề mặt nệm bị mốc, sau đó rắc trực tiếp bột baking soda lên khu vực đó. Sau 30 phút, dùng máy hút bụi hút sạch baking soda và dùng bàn chải chà sạch nấm mốc.
Xử lý nệm bị mốc bằng chất tẩy rửa
Pha chất tẩy rửa với nước để tạo thành dung dịch vệ sinh pha loãng, dùng khăn ẩm thấm dung dịch, sau đó chà trực tiếp lên vùng nệm bị mốc cho đến khi sạch. Sau đó đợi cho đến khi nệm khô hoàn toàn.
Xử lý nệm bị mốc bằng các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng
Đối với các vết mốc không thể làm sạch bằng các phương pháp trên, bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng như thuốc tím, amoniac, clo dioxit,…
Khi sử dụng các loại hóa chất này, bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt nệm, đổ trực tiếp các loại hóa chất trên vào vùng nệm đã ẩm và đợi khoảng 30 phút, sau đó dùng bàn chải chà sạch.
Các bước xử lý nệm bị mốc hiệu quả
Để loại bỏ hoàn toàn vết mốc trên nệm, bạn phải làm theo các bước sau:
- Bước 1: Dùng bàn chải chà sạch các khu vực có nấm mốc, sau đó dùng máy hút bụi để vệ sinh sạch nấm mốc và bụi bẩn trên bề mặt nệm.
- Bước 2: Chọn 1 trong 5 phương pháp xử lý nấm mốc trên, phù hợp với tình trạng vết bẩn cứng đầu để tiến hành loại bỏ nấm mốc.
- Bước 3: Lau sạch bằng khăn ẩm, không sử dụng khăn quá ướt để tránh nước thấm sâu vào nệm và gây nấm mốc nặng hơn.
- Bước 4: Xịt chất khử trùng lên bề mặt vừa được vệ sinh để hạn chế sự quay trở lại của vi khuẩn và nấm mốc.
- Bước 5: Phơi khô nệm. Đây là bước cuối cùng giúp bạn loại bỏ hoàn toàn nấm mốc có hại và ngăn ngừa chúng quay trở lại. Nên phơi nệm ở nơi thoáng mát, có nắng và gió để sản phẩm khô nhanh.
Tuy nhiên, nếu là nệm cao su , bạn chỉ nên phơi nệm ở nơi thoáng mát, có gió và không để nệm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cách phòng ngừa nấm mốc trên nệm
Việc ngăn ngừa nấm mốc trên nệm hay hạn chế nấm mốc quay trở lại nhận được sự quan tâm của nhiều người dùng. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để bảo vệ sức khỏe gia đình và ngăn ngừa nấm mốc phát triển trên nệm.
- Vệ sinh nệm thường xuyên: Điều này đảm bảo nấm mốc không có môi trường để phát triển. Ngoài ra, bạn cũng nên hút bụi cả hai mặt nệm để loại bỏ bụi bẩn và chất gây dị ứng trên da để chúng không tồn tại.
- Sử dụng bộ đồ giường chống nước. Bởi vì chúng có thể ngăn ngừa đáng kể việc bạn vô tình làm đổ đồ uống, thức ăn… lên nệm.
- Đảm bảo không gian phòng ngủ thoáng mát, luôn giữ phòng ngủ sạch sẽ, mở cửa phòng thoáng mát…tránh phòng ẩm ướt dễ sinh nấm mốc trên nệm.
Nệm bị mốc là vấn đề tưởng chừng khó khăn nhưng bạn có thể xử lý nệm bị mốc hiệu quả tại nhà bằng những cách xử lý nệm bị mốc mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Chúc bạn thành công với các bước trên để tạm biệt nấm mốc trên nệm.