Đa số chúng ta chỉ biết đến các loài cá ăn được, chúng trông cũng đẹp mắt! Tuy vậy, có một số loài cá dưới đây nếu thoạt trông qua bạn sẽ hết hồn vì hình dạng ma quái của chúng!
Cá chiêm tinh – Loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Cá Stargazer (chiêm tinh hay sao Nhật) có tên khoa học là Pleuroscopus pseudodorsalis. Đây là loài cá thường sống ở độ sâu từ 40-800m dưới đáy biển. Có chiều dài cơ thể từ 18-90cm.
Với hàm răng lởm chởm, nhọn hoắt và đôi mắt hung ác. Cá chiêm tinh được xếp vào những loài cá xấu xí nhất thế giới. Tên của chúng có lẽ được đặt do chúng quá gây sốc cho người nhìn thấy chúng
Là loài động vật ăn thịt chuyên “đánh lén”. Khuôn mặt hếch cho phép cá chiêm tinh giấu gần như toàn bộ cơ thể dưới cát, bùn. Chỉ có phần đầu với đôi mắt là ló lên. Nó nằm yên chờ con mồi bơi tới gần. Khi há miệng, cá chiêm tinh có thể biến thành “hố sát thủ” với chiếc miệng mênh mông!. Có khả năng nuốt trọn con mồi với kích thước ngang ngửa cơ thể nó.
Cá mập Wobbegong – Tấm thảm … bơi – không phải là tấm thảm bay!
Loài cá này sinh sống ở vùng rạn san hô ven bờ ngoài khơi phía bắc Úc, New Guinea và những đảo lân cận. Được biết đến là một trong những loài cá mập “dị” nhất hành tinh.
Wobbegong sở hữu thân hình khá to lớn, dẹt ngang như một tấm thảm hoa. Màu sắc da lốm đốm và những cái râu xung quanh. Đúng là một tấm thảm biết bơi! Bởi vậy chúng còn được gọi là Cá mập thảm
Cá mập Wobbegong được mệnh danh là “bậc thầy ngụy trang” dưới đáy đại dương. Bằng cách lợi dụng tấm da lốm đốm màu sắc và râu ria giống như rong biển. Chúng giả làm san hô, ẩn thân trong lớp cát dưới đáy biển.
Chúng tấn công chớp nhoáng bằng cách mở miệng cực rộng khi con mồi lơ đễnh tiến đến đủ gần. Sau đó ngậm lại nhanh chóng!
Và không bao giờ kêu “A…a..a…” nên con mồi không thể thoát thân!
Cá mập yêu tinh – Nỗi kinh hoàng của vực biển sâu
Đây có lẽ là loài khác biệt và kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác bởi hình dáng xấu xí. Nó có cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim, một cái sừng dài hơn cả mõm và giống với hình cái bay. Ngoài ra, chúng có cơ thể chủ yếu là màu hồng, cùng với bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi.
Loài này được tìm thấy ở vùng biển sâu, rất sâu. Nơi mà ánh nắng mặt trời khó có thể chạm tới (độ sâu khoảng 200m). Chúng có thể được tìm thấy trên khắp thế giới, từ Úc ở Thái Bình Dương tới vịnh Mexico ở Đại Tây Dương.
Đây là loài cá mập ăn một loạt các sinh vật vùng nước sâu. Trong số con mồi của chúng thì chủ yếu là mực ống, cá, cua, các vi khuẩn sống sâu dưới biển. Tuy rất hiếm nhưng chúng cũng không thật sự bị đe doạ tuyệt chủng, vì thế không được xếp vào những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng của IUCN. Theo trang banhaisangiasi.com
Cá ma cà rồng – loài cá có 2 răng nanh của ma cà rồng
Cá ma cà rồng ( Hydrolycus scomberoides) là một loài cá săn mồi nước ngọt.
Chúng được tìm thấy ở lưu vực sông Amazon, biên giới phía đông của phạm vi phân bố của nó là sông Tapajós.
Sở dĩ chúng được đặt tên Ma cà rồng vì chúng có hai chiếc răng nanh nhọn dài nhô ra từ hàm dưới . Những chiếc răng nanh có thể có từ 12 đến 15 cm. Cá ma cà rồng có thể đạt chiều dài 1,17 m và khối lượng 17,8 kg .
Cá mặt trăng – Loài cá trông như ” mặt trăng”
Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola Mola, là loài cá biển cỡ lớn. Chúng thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp.
Điểm đặc biệt của loài cá này là hình dạng khá kỳ lạ. Nhìn tổng thể chúng có thân hình bầu dục tròn. Đặc biệt, miệng của loài cá này rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính vào nhau làm thành một cái “mỏ” như mỏ chim. Với cái miệng đặc dị như vậy, chúng không thể nuốt mồi to mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.
Một cá mặt trăng mẹ có thể đẻ tới 300 triệu trứng chỉ sau 3 tuần mang thai. Cá con khi nở ra chỉ nhỉnh hơn một hạt cát,, nhỏ hơn cơ thể con mẹ tới 600 lần. Tuy vậy, cá con lại lớn rất nhanh, chỉ sau 15 tháng sau khi trứng nở, chúng có thể tăng lên tới 373kg.
Lúc còn nhỏ, cá mặt trăng cũng như bao loài cá khác, bơi rất khỏe theo đàn. Cho đến khi lớn, chúng càng trở nên lười biếng, chỉ sống một mình và thả cơ thể trôi lơ lửng theo dòng hải lưu đến khắp các đại dương.
Thật đúng là: “….Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ … “(Trần Đăng Khoa)